Trợ lý ảo là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) được phát triển nhằm cung cấp hỗ trợ và tương tác với con người thông qua các thiết bị và giao diện người dùng. Bản chất của trợ lý ảo là sự kết hợp giữa khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên và khả năng thực hiện các tác vụ cụ thể.
Trợ lý ảo được tích hợp trong nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau như điện thoại thông minh, tivi thông minh, ô tô, trang web, nhà ở và nhiều hơn nữa. Một số ví dụ nổi tiếng về trợ lý ảo bao gồm Siri của Apple, trợ lý ảo trên các dòng xe VinFast, Alexa của Amazon và nhiều hơn nữa. Trợ lý ảo đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đem lại sự tiện lợi và hỗ trợ cho con người trong nhiều khía cạnh khác nhau.
Cách thức hoạt động của một trợ lý ảo
Sau khi tiếp nhận thông tin dưới đa dạng hình thức như văn bản, giọng nói,… dữ liệu sẽ được chuyển đến bộ xử lý với những công nghệ điển hình như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, quản lý hội thoại, chuyển đổi văn bản thành giọng nói (nếu cần). Cuối cùng, sau khi xử lý đầu vào thành công, trợ lý ảo sẽ trả lại phản hồi với định dạng tương thích.
Phổ biến, trợ lý ảo sẽ tương tác với người dùng thông qua 3 phương thức, gồm: văn bản, giọng nói, hình ảnh,… Những thông tin được phản hồi thường có sẵn trong kịch bản, tuy nhiên, đối với những câu hỏi không được chuẩn bị, trợ lý ảo hoàn toàn có thể chuyển hướng đến tổng đài viên, hoặc sử dụng công nghệ AI để tra cứu.
Phương thức tương tác chính của trợ lý ảo
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, trợ lý ảo đã có thể tương tác với con người dưới cả 3 hình thức phổ biến, gồm văn bản, giọng nói và hình ảnh. Do đó, sản phẩm công nghệ này đang ngày càng trở nên gần gũi và phổ biển với người dùng khắp thế giới.
Phương thức tương tác văn bản: Phương thức tương tác văn bản là phương pháp tương tác đầu tiên và phổ biến nhất được sử dụng cho các trợ lý ảo. Bằng cách gửi mệnh lệnh hoặc tin nhắn văn bản, người dùng có thể nhận được phản hồi tức thì từ trợ lý ảo. Ví dụ điển hình là hệ thống chatbot trên Facebook hoặc trên website.
Phương thức tương tác giọng nói: Ngoài văn bản, người dùng cũng có thể tương tác với trợ lý ảo bằng giọng nói. Trợ lý giọng nói hoạt động bằng cách gọi chúng bằng từ khóa “wake-up words” và sau đó có thể tiến hành cuộc trò chuyện như một cuộc hội thoại thông thường. Ví dụ nổi tiếng là Apple Siri, Amazon Alexa và Google Assistant.
Phương thức tương tác hình ảnh: Một số trợ lý ảo có khả năng xử lý thông tin từ hình ảnh mà người dùng cung cấp. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa phổ biến và đang trong giai đoạn phát triển. Các công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Google và Samsung đang nỗ lực để hỗ trợ người dùng bằng nhiều phương pháp tương tác đa dạng khác nhau.
Đọc hiểu văn bản: Trợ lý ảo có khả năng hiểu ngôn ngữ và tìm kiếm phản hồi phù hợp từ thông tin đã được nhập liệu trước đó để đáp lại người dùng một cách nhanh chóng và chính xác.
Nhận diện giọng nói: Trợ lý ảo có khả năng nghe và chuyển hóa âm thanh thành dữ liệu số, xử lý và tìm kiếm thông tin phản hồi phù hợp. Khi phản hồi, nó cũng có thể chuyển đổi thông tin thành giọng nói một cách tự nhiên tương tự như cách con người giao tiếp với nhau.
Học hỏi từ người dùng: Trợ lý ảo có khả năng học từ thói quen, nhu cầu và giọng nói của người dùng thông qua ứng dụng công nghệ máy học. Khi tiếp xúc lâu dài, trợ lý ảo trở nên linh hoạt và phục vụ chính xác những gì người dùng ưa thích.
Tìm kiếm và truy xuất thông tin: Trợ lý ảo có khả năng truy xuất một lượng thông tin khổng lồ trong thời gian ngắn. Việc này rất hữu ích khi người dùng yêu cầu các tác vụ như bật nhạc, cập nhật tin tức mới, điều chỉnh âm lượng và nhiều tác vụ khác.
Tự động liên kết các ứng dụng: Trợ lý ảo có khả năng kết nối với các ứng dụng hiện có trong thiết bị điện tử. Điều này cho phép thông tin được tổng hợp và truy xuất dễ dàng khi cần thiết, tạo thành một hệ điều hành tập trung.